Khi nào cần thở oxy? Không khí có chứa khoảng 21% oxy trong điều kiện nhiệt độ áp suất bình thường. Đối với những người khỏe mạnh, điều này là đủ, nhưng đối với một số người bị suy giảm chức năng phổi, như viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), lượng oxy đạt được thông qua hô hấp bình thường là không đủ. Vì vậy, họ cần bổ sung lượng oxy để có thể duy trì chức năng bình thường của cơ thể. Đối với những bệnh nhân này, bác sĩ có thể sẽ khuyến cáo nên dùng liệu pháp oxy.
Mục lục
Khi nào cần thở oxy?
Trong điều kiện bình thường với người bình thường, không khí với nồng độ oxy 21% là đủ cung cấp cho hoạt động sống. Tuy nhiên, một số rối loạn làm cho lượng oxy trong không khí cung cấp không đủ. Từ đó làm cho cơ thể thiếu oxy.
Khi đó, ta cần bổ sung oxy vượt qua ngưỡng oxy trong không khí, đó là cho bệnh nhân thở oxy. Một số trường hợp bệnh lý cần thở oxy:
- Bệnh lý hô hấp là nguyên nhân đầu bảng trong các nhóm bệnh cần thở oxy bao gồm:. Viêm phổi nặng gây suy hô hấp, Hen phế quản, COPD, Phù phổi cấp, Viêm phế quản phổi.
- Bệnh lý tim mạch cũng là vẫn đề cần giải quyết bằng oxy:. Suy tim, Bệnh tim bẩm sinh là bệnh còn ống động mạch, thông liên thất, thông liên nhĩ… máu trong động mạch không được oxy hóa đầy đủ vì có lẫn cả máu tĩnh mạch. Dẫn đến tình trạng thiếu oxy dù phổi cung cấp đầy đủ oxy và vận chuyển oxy vẫn bình thường.
- Bệnh lý về máu: Thiếu máu, Rối loạn tạo máu, Tan máu,…
- Các chướng ngại, dị vật đường hô hấp: Các khối u vùng hầu họng chèn ép đường thở, Dị vật đường thở,…
- Chấn thương: Chấn thương lồng ngực làm giảm thể tích phổi, Chấn thương tủy, sọ não làm liệt cơ hô hấp,
Nguyên tắc thở oxy an toàn, Khi nào cần thở oxy
Theo đúng chỉ định của thầy thuốc:
- Đúng phương pháp
- Đúng thời gian
- Đúng lưu lượng
+ Với phương pháp ống thông gọng kính: lưu lượng 1 – 6l/phút.
+ Với phương pháp mặt nạ: lưu lượng là 6 – 12l/phút
- Đúng đậm độ: là nồng độ oxy trong khí thở vào
+ Với phương pháp ống thông và gọng kính: nồng độ trong khí thở là 3 – 4%/1l/phút.
+ Với phương pháp mặt nạp: nồng độ oxy trong khí thở là 5 – 6%/1l/phút.
- Đúng độ ẩm
Đảm bảo chống nhiễm khuẩn:
+ Sử dụng dụng cụ sạch, vô khuẩn.
+ Vệ sinh miệng cho người bệnh 3 – 4h một lần.
+ Với ống thông nếu sử dụng kéo dài cần thay đổi ống và đổi bên lỗ mũi 8h một lần.
Phòng khô niêm mạc đường hô hấp:
+ Làm ẩm khí thở bằng cách cho khí oxy từ bình sục qua nước sạch trước khi vào người bệnh.
+ Đảm bảo uống nước đầy đủ hàng ngày.
Phòng cháy nổ:
+ Treo biển “Không hút thuốc”, “Cấm lửa”, ở khu vực có bình,
hệ thống oxy.
+ Nhắc nhở người nhà người bệnh không sử dụng các chất dễ cháy ở phòng có hệ thống oxy: Hút thuốc, bật lửa, bếp…
+ Bình đựng oxy để nơi khô ráo, sạch sẽ, gọn gàng và phải được cố định chắc chắn.
+ Khi cần vận chuyển bình oxy phải sử dụng xe đẩy riêng, di chuyển nhẹ nhàng.
Tại sao bệnh nhân COPD không được thở oxy liều cao
Thông thường bệnh nhân COPD được bác sỹ chỉ định liệu pháp oxy với liều tối đa 3l/phút. Tại sao không dùng liều oxy cao hơn mặc dù bệnh nhân COPD khó thở rất nhiều? Khi nào cần thở oxy
Không thở oxy liều cao tại vì biến chứng hay gặp của bệnh nhân COPD là làm giảm thông khí khi thở oxy. Bởi vì người mắc COPD là do không khí bị tắc nghẽn ứ trong phổi. Khi đó phổi chỉ toàn khí CO2 dẫn tới cơ thể bị tăng CO2 mạn tính . Dẫn tới các thụ thể cảm ứng với CO2 bị trơ, không kích thích được trung tâm hô hấp. Khi nào cần thở oxy
Lúc này chỉ còn thụ thể oxy nhạy cảm khi nồng độ oxy giảm . Sẽ kích thích trung tâm hô hấp làm tăng nhịp thở giúp đào thải CO2 tốt hơn. Khi ta dùng oxy liều cao, cơ thể sẽ đạt được nồng độ oxy trong máu cần thiết. Nó sẽ không thúc đẩy việc thở nhằm tống CO2 ra nữa từ đó làm giảm thông khí của bệnh nhân.
Vì vậy trong điều trị bệnh COPD, các bác sỹ thường cho bệnh nhân thở oxy liều thấp . Để đảm bảo cơ thể không thiếu oxy nhưng cũng không quá đủ,. Làm cơ thể vẫn thiếu một chút oxy thúc đẩy quá trình hô hấp của người bệnh. Khi nào cần thở oxy
Một số biến chứng thường gặp khi thở oxy
Trong quá trình thở oxy có thể xảy ra những biến chứng nhưng hầu hết đều phòng tránh được nếu được quan tâm và chú ý:
Khi bệnh nhân thở oxy liều cao lâu dài có thể có biểu hiện ho, đau sau xương ức buồn nôn và nôn, giảm độ giãn nở của phổi, nhức đầu chóng mặt. Đó có thể là tình trạng ngộ độc oxy cần sự điều chỉnh của bác sỹ.
- Giảm thông khí do thở oxy liều cao với người mắc tăng CO2 mạn tính hay gặp ở bệnh nhân COPD
- Xẹp phổi do thở oxy liều cao kéo dài làm mất khí nito trong phổi làm các phế nang không giãn ra được
- Biến chứng bong võng mạc ở trẻ sinh non tháng
- Biến chứng nhiễm khuẩn do thở oxy xâm nhập
Lưu ý khi cho bệnh nhân thở oxy tại nhà
Điều rất quan trọng là tuân theo các hướng dẫn về an toàn oxy nói chung nếu bạn đang có kế hoạch sử dụng bổ sung oxy.
Khi nào cần thở oxy
Ngoài việc tuân thủ theo các hướng dẫn an toàn về sử dụng thở oxy theo chỉ dẫn của bác sĩ thì còn một số lưu ý bạn cần ghi nhớ nhất là khi sử dụng máy thở tại nhà:
- Không hút thuốc gần nơi để máy thở oxy
- Giữ máy thở oxy cách xa ngọn lửa tránh để gần ở bất kỳ loại nguồn nhiệt nào
- Tránh sử dụng dao cạo điện đề phòng dao phóng tia lửa điện gây cháy nổ.
- Tránh sử dụng kem dưỡng da bởi trong hợp chất tạo nên kem dưỡng da có nguồn gốc từ dầu mỏ, hỗn hợp của hydrocarbon nên rất dễ cháy .
- Để máy tạo oxy đứng trong thùng hoặc giá, đảm bảo thiết bị không bị rơi đổ.
- Tắt máy thở oxy khi không sử dụng
- Sử dụng theo đung chỉ dẫn của nhà cung cấp. Giữ lại số điện thoại của nhà cung cấp dể gọi nếu có bất kỳ câu hỏi nào.
- Lập sổ ghi chép để lưu lại các số liệu trong quá trình sử dụng, định kỳ nhờ bác sĩ chuyên môn tư vấn để điều chỉnh lưu lượng thở cho phù hợp.
Công ty TNHH Venmer Việt Nam cung cấp khí Oxy . Ngoài khí Oxy chúng tôi còn cung cấp các loại khí công nghiệp khác như . Khí Nito , Ar, CO2 , SF6… Và các thiết bị ngành khí khác .
Liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn và báo giá phù hợp .
Liên hệ: Mr Hoàng 09.06.05.04.21