Tại Bệnh viện Việt Đức, tình trạng một số ca mổ bị hoãn vì ôxy không đến kịp đã chấm dứt kể từ khi sáng kiến dùng ôxy lỏng thay thế ôxy khí được thực hiện. Thay vì phải mua hằng ngày, nay bệnh viện chỉ cần mua ôxy lỏng mỗi tháng một lần. Với chi phí thấp hơn nhiều. Đây là bệnh viện duy nhất ở Việt Nam sử dụng loại ôxy này. O2 lỏng ở bệnh viện.
Là một bệnh viện ngoại khoa, thực hiện hơn 15.000 ca mổ mỗi năm. Việt Đức cần một lượng ôxy rất lớn cho phẫu thuật và hồi sức cấp cứu (80-100 bình khí/ngày). Do các bình khí rất cồng kềnh. Bệnh viện chỉ có thể dự trữ một lượng ôxy rất nhỏ, phần còn lại phải mua hằng ngày. Những hôm mưa gió, tắc đường hay gặp trở ngại khác. Oxy có thể về muộn và bác sĩ, bệnh nhân đành phải… chờ. O2 lỏng ở bệnh viện.
Ngoài ra, do áp suất nén trong bình rất cao (130-150 atm). Nên nguy cơ cháy nổ khi vận chuyển và sử dụng khí ôxy là khá lớn. Việc sử dụng ôxy khí cũng rất lãng phí. Khi áp suất giảm tới một mức nhất định là phải thay bình.
An toàn và tiện lợi
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Lâm, Phó giám đốc Bệnh viện, cho biết. Ý tưởng xây dựng một hệ thống thiết bị sử dụng ôxy lỏng cho Việt Đức xuất hiện sau những lần ông đi công tác ở nước ngoài. Ông tâm sự: “Các bệnh viện ở Nhật, Đức và Pháp đã dùng ôxy lỏng từ 15-20 năm nay. Không có lý do gì mà ta lại không áp dụng một kỹ thuật an toàn và tiện lợi như thế. Đề xuất của tôi được Ban giám đốc tán thành. Bệnh viện đã nhanh chóng đầu tư một hệ thống bảo quản và dẫn truyền ôxy lỏng trị giá 500 triệu đồng”.
Hệ thống này được đưa vào sử dụng năm 1995. Mỗi tháng một lần, ôxy lỏng được chở từ nhà máy đến bồn chứa của Bệnh viện. Hệ thống ống dẫn hiện đại chế tạo theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ đưa ôxy từ bồn chứa ôxy lỏng, qua giàn hóa hơi và hệ thống van điều áp điện tử tự động. Tới nơi sử dụng (phòng mổ, phòng hồi sức). Khi đi qua các ống dẫn, do gặp nhiệt độ môi trường, ôxy (vốn đã hóa lỏng ở nhiệt độ âm 273 độ C) sẽ tự bốc hơi. Khi này, áp suất của nó chỉ là 4-53 bar, rất ít khả năng gây cháy nổ. O2 lỏng ở bệnh viện.
6 năm nay, do không phải mua ôxy hằng ngày, bệnh viện đã có thể chủ động trong phẫu thuật. Ngoài ra, việc giảm chi phí chuyên chở, sự chênh lệch giá giữa ôxy lỏng và ôxy khí giúp bệnh viện tiết kiệm mỗi năm 600 triệu đồng.
Bác sĩ Lâm cho biết, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng đang tham quan và tìm hiểu hệ thống sử dụng ôxy lỏng của Việt Đức. Nếu không có gì thay đổi, đây sẽ là bệnh viện thứ hai trong cả nước dùng loại ôxy này. O2 lỏng ở bệnh viện.
Nguồn: https://vnexpress.net/