Home Khí công nghiệp Cung cấp Amoniac khí NH3

Cung cấp Amoniac khí NH3

by Bùi Thị Hà
bình khí NH3

Cung cấp Amoniac khí NH3 uy tín chất lượng trên thị trường với số lượng lớn .Liên hệ ngay với Công Ty TNHH Venmer Việt Nam để được tư vấn và báo giá phù hợp .

Mục lục

Amoniac khí NH3 là gì?

Amoniac khí NH3 là một hợp chất vô cơ có thể từ xác thối rữa hoặc từ hoạt động bài tiết.

  • Công thức Amoniac: có công thức phân tử NH3.
  • Phân tử khối: 17,0304 g/mol. Biểu hiện là chất khi không màu mùi khai.
  • Cấu tạo:
Amoniac khí NH3

Nguyên lý tạo nên chất khí là từ nguyên tử nitơ hình thành với ba nguyên tử hidro . Bằng ba liên kết cộng hóa trị, do có 3 electron tự do.

Hình dạng phân tử có hình chóp, tam giác được tạo bởi đỉnh nito . Và đáy hình tam giác với 3 góc là 3 nguyên tử hidro. 

Tính chất vật lý của Amoniac khí NH3

  • Đặc tính vật lý: có mùi dễ nhận biết là mùi khai, tan nhiêu trong nước do hidro hình thành . Liên kết với H2O và đặc biệt là một chất khí độc.
  • Chất khí Amoniac dễ hóa lỏng và có độ phân từ khá lớn (liên kết N – H có tính phân cực lớn).
  • Đây là dung môi hào tan của nhiều chất. Bởi đặc tính của NH3 là chất hòa tan dung môi hữu cơ dễ hơi nước vì nó có hằng số điện môi nhỏ hơn nước. Khí tác dụng với một số bazo mạnh sẽ tạo ra dung dịch xanh thẫm.

Tính chất hóa học

Trong amoniacnitơ có số oxi hóa thấp nhất nên amoniac có tính khử mạnh.
Trong điều kiện nhiệt độ thường,Amoniac khí NH3 cháy với ngọn lửa màu vàng .

Amoniac khí NH3 ảnh hưởng đến sức khỏe con người thế nào?

Khí amoniac ảnh hưởng đến sức khỏe con người thế nào?

Công dụng của Amoniac khí NH3

– Amoniac khí NH3 Dùng trong công nghệ lạnh và công nghiệp hoá chất.

CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG

– Hàm lượng NH3 ≥ 99.9%

– Hàm lượng H2O ≤ 0.1%

– Hàm lượng sắt ≤ 2mg/lít

– Hàm lượng dầu ≤ 8mg/líBAO BÌ

– Đựng trong bình thép sơn màu vàng, P=20at, chứa 50; 60; 70 kg/bình; hoặc chứa trong Stéc.

Bảo quản vận chuyển Amoniac khí NH3

Khí Amoniac (NH3)
Bình Amoniac khí NH3

– Không nạp Amoniac khí NH3 lỏng đầy quá 80% thể tích thiết bị chứa.

– Phương tiện vận chuyển phải có mái che, thành xe chắc chắn.

– Không chở lẫn người và các vật liệu dễ cháy.

-Bình được xếp ở tư thế đứng một lượt.

-Giữa các bình phải có đệm lót.

-Bốc xếp nhẹ nhàng.

-Không để sản phẩm ở nơi có nhiệt độ cao.

An toàn khi sử dụng Amoniac khí NH3

Khi sử dụng Amoniac khí NH3 Quý khách hàng cần nắm rõ các quy tắc an toàn khi sử dụng. Cần đảm bảo các yếu tố an toàn lên hàng đầu khi sử dụng. Khi mua khí công nghiệp tại công ty chúng tôi Quý khách hàng sẽ được tư vấn và hướng dẫn các nguyên tắc an toàn hàng đầu.

Amoniac khí NH3 tồn tại trong tự nhiên và nhiều sản phẩm làm sạch, dây chuyền sản xuất nhà máy. NH3 nhẹ hơn không khí nên thường không tụ lại ở những nơi thấp. Hầu hết nạn nhân ngộ độc amoniac là do hít phải, một số trường hợp nuốt hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da.

Dưới đây là một số lưu ý cần phải ghi nhớ kỹ khi sử dụng khí Amoniac NH3:

  • Trong môi trường ẩm ướt, Amoniac khí NH3 có thể chuyển thành dạng hơi nước nặng hơn không khí, có thể lan ra trên mặt đất và những vùng thấp.
  • Amoniac khí NH3 có tính ăn mòn. Tiếp xúc với nồng độ cao amoniac trong không khí gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng và đường hô hấp. Điều này có thể phá hủy đường thở dẫn đến suy hô hấp. Hít nồng độ thấp hơn có thể gây ho và kích ứng mũi họng, kích ứng mắt gây chảy nước mắt.
  • Tiếp xúc trực tiếp: Nếu tiếp xúc với amoniac đậm đặc, da, mắt, họng, phổi có thể bị bỏng rất nặng. Những vết bỏng có thể gây mù vĩnh viễn, bệnh phổi hoặc tử vong.
  • Nuốt phải: Vô tình ăn hoặc uống Amoniac khí NH3 đậm đặc có thể bỏng ở miệng, cổ họng và dạ dày, đau dạ dày nghiêm trọng, nôn. Khi xâm nhập vào người, NH3 sẽ tác dụng với nước trong cơ thể tạo thành amoni hydroxit. Hóa chất này có tính ăn mòn và làm tổn thương tế bào.
  • Chất này còn phá hủy các nhung mao và niêm mạc đường hô hấp là những cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Các mô bị hoại tử, tế bào chết, hiện tượng sưng phù và phản ứng co cơ trơn đường hô hấp có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp

Biểu hiện khi ngộ độc Amoniac khí NH3

Hô hấp: Ho, đau ngực (nặng), đau thắt ngực, khó thở, thở nhanh, thở khò khè;

Mắt, miệng, họng: Chảy nước mắt và đốt mắt, mù mắt, đau họng nặng, đau miệng, môi sức;

Tim mạch: Nhanh, mạch yếu, sốc;

Thần kinh: Lẫn lộn, đi lại khó khăn, chóng mặt, thiếu sự phối hợp, bồn chồn, ngẩn ngơ;

Da: Môi xanh lợt màu, bỏng nặng nếu tiếp xúc lâu;

Dạ dày và đường tiêu hóa: Đau dạ dày nghiêm trọng, nôn.

Tác hại của amoniac
Biểu hiện khi ngộ độc Amoniac khí NH3

Cách xử lý khi bị nhiễm độc amoniac:

Nhanh chóng di chuyển khỏi nơi nhiễm amoniac. Nếu vụ việc xảy ra trong nhà, hãy đi ra ngoài. Nếu xảy ra ở bên ngoài hãy vào trong nhà, đóng tất cả các cửa ra vào và cửa sổ, tắt máy điều hòa.

Rửa sạch amoniac dính trên da với xà phòng và nước, rửa mắt sạch với nhiều nước. Nếu mang kính sát trong thì tháo bỏ, rửa kính sạch với xà phòng và nước trước khi đeo lại. Không dùng chất tẩy để rửa amoniac trên da.

Nhanh chóng cởi bỏ quần áo dính amoniac. Nếu là áo chui đầu nên cắt bỏ, tránh cởi qua đầu để hạn chế tiếp xúc với hóa chất. Cho quần áo vào túi nhựa và cột kín miệng để tránh gây nhiễm thêm cho nạn nhân và người khác. Để các túi này ở nơi an toàn, tránh xa mọi người, nhất là trẻ em.

Trong trường hợp nạn nhân nuốt phải NH3 cần nhanh chóng cho nạn nhân súc miệng nhiều lần bằng nước lạnh và nhổ đi. Không gây nôn và không cho nạn nhân uống các loại dầu với mục đích trung hòa axit. Nếu nạn nhân nôn thì phải để đầu thấp hơn chân để tránh vật nôn lọt vào phổi. Sau đó đưa nạn nhân đến trạm y tế hoặc bệnh viện để cứu chữa.

Nếu nạn nhân hôn mê cần làm hô hấp nhân tạo đến khi tỉnh. Trường hợp bệnh nhân không tỉnh. tiếp tục hà hơi thổi ngạt cho tới khi có nhân viên y tế tới hỗ trợ.

Những nạn nhân có triệu chứng nghiêm trọng như ho nặng, kéo dài, phỏng họng… cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Liên hệ : Mr Hoàng 0906 050 421

Related Articles